CHATTHUGIAN.MOBIE.IN
kính chào qúy khách

TRANG CHỦ
Truyện Teen   Ngôn Tình   Đam Mỹ   Bách Hợp   Tử Vi   Truyện Tranh  
Facebook  Xổ Số  Dịch  Tải Game  Báo  Tiền Ảo Bitcoin 

Thời Niên Thiếu Không Thể Quay Lại Ấy


Phan_21

Thấy Karen đi giày đỏ vào nhà thờ mọi người lắc đầu. Khi đi qua ngưỡng cửa tất cả các bức tranh treo trên tường chằm chằm nhìn cô. Karen không những không ngượng mà còn hãnh diện. Cụ đạo nhắc nhở Karen về bổn phận của cô gái đến tuổi biết suy nghĩ và bước vào hàng ngũ con chiên. Đại phong cầm vang lên điệu nhạc thánh ca. Dàn hợp xướng nhi đồng cũng nổi lên bài hát cầu ngắm nghía đôi giày đỏ đẹp như giày của công chúa.

Chiều hôm ấy nghe mọi người xì xào bà quý phái mới biết. Bà bảo cô bé:

– Vào nhà thờ dự lễ, lại đi giày đỏ như thế là ngạo nghễ. Từ nay đã bước chân đến nhà thờ phải đi giày đen, dù cũ dù rách cũng phải đi.

Chủ nhật sau Karen phải đi chịu lễ ban thánh thế. Nhớ lời bà quý phái dặn, Karen đã đi giày đen vào. Nhưng nhìn đi nhìn lại đôi giày đỏ, thấy đẹp hơn, cô bé lại tháo giày đen ra, đi giày đỏ.

Hôm ấy trời đẹp. Muốn tận hưởng ánh nắng ấm áp, bà cụ quý phái dẫn Karen đi qua các con đường nhỏ rồi mới ra đường cái để đến nhà thờ. Họ phải đi qua con đường đầy bụi. Một ông cụ già thương binh chống gậy thấy hai người đi đến. Ông cụ xin bà già quý phái cho đánh giày. Bà già đồng ý, Karen chìa đôi giày nhỏ nhắn cho ông cụ chải bụi.

– Chà đôi giày khiêu vũ đẹp quá! Khi khiêu vũ cô phải cho giày bám chặt vào chân kẻo rơi.

Bà quý phái cho ông lão tàn tật một đồng bạc rồi cùng Karen bước vào nhà thờ. Cả cử toạ trợn to mắt nhìn đôi giày đỏ. Các bức chân dung treo trên tường cũng dán mắt vào đôi giày. Còn Karen thì cứ mải nhìn đôi giày quên cả cầu nguyện khi chịu ban lễ thánh thể, cô lơ đãng chỉ nghĩ đến đôi giày đỏ dưới chân. Cô cứ tưởng chung quanh người ta ghen tị với cô vì đôi giày đỏ.

Ở nhà thờ ra, bà quý phái lên chiếc xe đã chờ sẵn ngoài cửa. Karen cũng bước lên theo.

Ông già tàn tật lúc này vẫn đang còn đấy. Trông thấy Karen, ông lại tấm t

– Đôi giày khiêu vũ đẹp thật!

Bỗng Karen thấy người như nhấc bổng lên, đôi chân nhún nhảy liên hồi, muốn ghìm không được.

Người đánh xe ôm vội lấy cô ấn vào xe. Vào xe rồi cô bé vẫn nhảy, đá cả vào bà già quý phái. Nhưng rồi xe cũng về đến nhà. Chị hầu phòng phải bế vội cô bé vào, tháo ngay đôi giày quái gở ra, không thì còn nhảy nhót mãi. Bấy giờ ai chân Karen mới được nghỉ ngơi.

Đôi giày được bỏ vào tủ, khoá chặt lại. Mỗi ngày Karen đến ngắm nghía hàng chục lần.

Được ít lâu bà già quý phái ốm, cần có người ở bên trong nom chăm sóc. Đấy là nhiệm vụ của Karen. Cũng vào hôm ấy cô lại nhận được giấy mời đi dạ hội. Cô đã nghĩ mình phải ở nhà để chăm sóc ân nhân. Nhưng rồi cô lại nghĩ bà già chẳng còn sống được bao lâu, chăm sóc có ích gì! Thế là Karen mở tủ lấy giày, đôi giày đỏ vẫn cất đấy từ lâu. Sỏ chân vào giày cô nghĩ đi dạ hội mang giày này có sai sót gì.

Thế là cô ra đi. Nhưng vừa bước chân ra khỏi cửa hai chân đã lại nhảy nhót, hết đập vào nhau, lại nhảy sang phải, rồi nhảy sang trái. Thấy cô xinh đẹp, nhảy khéo, người đi đường dừng cả lại xem. Suốt dọc đường từ nhà nơi đến dạ hội, Karen cứ nhảy nhót như thế đến nỗi mệt lử không còn lê vào hội trường được nữa. Cô phó mặc cho đôi giày đưa khắp nơi qua các phố, rồi ra ngoại thành đến các khu rừng xa. Đến đây cô bé lại nhìn thấy ông lão tàn tật. Ông lão nói:

– Chào cô em xinh đẹp. Cô có đôi giày khiêu vũ kháu quá.

Đến lúc này Karen mới nhận ra lão già tàn tật là một tên phù thủy. Lão đến không phải xin đánh giày để kiếm tiền mà để phù phép. Cô bé phát hoảng lên, muốn trút bỏ đôi giày, nhưng không sao lôi ra được. Đôi giày cứ dính chặt vào chân và bắt cô bé phải cử động liên hồi, không sao ngồi xuống được.

Cô bé cứ nhảy nhót như thế, băng qua đồng cỏ, ruộng mương, rừng núi, chẳng được nghỉ ngơi lấy một giây, chẳng kịp lấy lại hơi thở. Hết ngày nọ qua ngày kia cô bé không ngớt quay cuồng cả dưới ánh nắng như lửa đốt, cả trong giá lạnh và mưa rào.

Cô bị cuốn vào một nghĩa địa, cố bám lấy một ngôi mộ, nhưng lại bị bật ra ngay, không sao níu được. Cô lại bị lôi đến một nhà thờ, cô muốn ẩn vào thánh thất cầu xin thượng đế xá cho tội đã ngạo mạn người.

Nhưng một vị tiên cánh dài chấm đất, thái độ nghiêm khắc, vung thanh gươm sáng loáng bảo cô:

– Con cứ nhảy đi, nhảy mãi với đôi giày đỏ mà con quý hơn mọi cái, nhảy cho đến lúc chỉ còn da bọc xương, cho đến thân tàn ma dại. Khi nào qua nhà những đứa trẻ hay sĩ diện và tự phụ, con hãy gõ cửa gọi chúng ra xem để chúng biết tính kiêu ngạo thiệt hại như thế nào. Nhảy đi! Nhảy mãi đi!

– Xin tha tội! Xin tha tội cho tôi.

Karen kêu van nhưng đôi chân đã kéo cô đi xa không nghe thấy tiếng trả lời của vị tiên nữa.

Hôm sau cô bé đến một ngôi nhà trông quen thuộc. Một đám người mặc đồ tang đưa từ trong ra một cỗ quan tài trên trải đầy hoa. Đó là đám ma bà già quý phái, ân nhân của Karen. Karen đã bỏ mặc bà ở nhà để đi khiêu vũ. Karen cảm thấy có tội.

Đồi giày vẫn tiếp tục lôi cô bé đi qua núi non, rừng rậm, gai góc cào rách cả mặt, xước cả chân tay. Rồi cô đến trước cửa một nhà mà cô biết là đao phủ. Cô đập cửa gọi:

– Ông ơi! ông ra đây! Cháu van ông! Cháu không vào được. Đôi giày cứ bắt chân cháu quay cuồng liên tục, không sao ngừng được.

– Gọi ra làm gì? Cô biết ta là ai không? Ta là người chặt đầu những kẻ gian ác. Búa tạ đang reo lên đây hẳn là sắp có việc.

– Vâng! Karen nói – Nhưng xin ông đừng chặt đầu cháu, để cháu còn sám hối; ông chặt chân cháu thôi.

Nói thế rồi cô bé thu hết tội lỗi đã ngạo mạn. Đao phủ túm chặt cô chặt một nhát đứt phăng hai chân.

Hai chân vẫn tiếp tục quay cuồng mang theo đôi giày đỏ, biến thẳng vào rừng, sau đấy cô bé đi đến nhà thờ để mọi người thấy rằng cô đã được xá tội>

Nhưng vừa tới nhà thờ, cô đã thấy đôi chân đi giày đỏ của cô đã lại đang nhảy múa ở đấy rồi. Cô bé ù té chạy.

Cô lang thang khắp chốn, sống nhờ của bố thí. Cô buồn phiền, nước mắt tuôn rơi như suối.

Cô bé rời nhà thờ đến nhà ông mục sư xin ông được làm người giúp việc, xin nhận mọi công việc có thể làm được, miễn là ít phải đi lại và không hỏi công xá gì, chỉ càn có chỗ dung thân mà thôi.

Bà vợ ông mục sư thương tình giữ cô lại. Karen đã tỏ ra quyết tâm tiến bộ và chăm chỉ làm việc. Cô trở nên trầm tĩnh, lặng lẽ. Buổi tối khi ông mực sư đọc kinh, cô chú ý lắng nghe. Các em nhỏ rất quý cô, nhưng hễ thấy chúng khoe khoang với nhau, đứa nào xinh, đứa kia có quần áo đẹp là cô khuyên nhủ bảo rằng đó là những thói xấu cần phải tránh.

Đến một ngày lễ, mọi người đến nhà thờ dự lễ. Cô không đi được, thấy buồn, khóc thút thít. Cô leo lên gian phòng nhỏ của mình quỳ xuống đọc kinh. Giữa lúc đang tĩnh tâm cầu nguyện, tiếng đại phong cầm vọng đến. Cô ngước mắt nhìn lên trời cầu khẩn: “Xin thượng đế hãy cứu vớt con”.

Bỗng quanh mình cô ánh hào quang rực sáng. Trước mặt cô hiện ra một tiên cô đã trông thấy ở nhà thờ hôm trước. Những lúc này vị tiên không cầm gươm mà cầm một bông hồng rực rỡ. Người đẩy bông hông lên trần nhà, tức thì các bức tường mở ra, Karen được đưa vào giữa nhà thờ. Tiếng đại phong cầm vang lên, khi bài hát chấm dứt, ông mục sư nhìn thấy cô và bảo:

– Con đã đến đấy à? Tốt lắm!

Cô bé đáp:

– Thượng đế xá tội cho con rồi!

Tiếng đại phong cầm lại vang lên. Các em nhỏ cất tiếng hát bài cầu nguyện. Một tia nắng rực rỡ xuyên qua cửa kính, rọi vào Karen. Tim cô tràn đầy sung sướng, hồn cô lao theo tia nắng lên thiên đường.

[3] D>:Loại cây có hoa trắng, ban đêm tỏa hương rất thơm.

Bài hát: mp3.zing.vn/bai-hat/Da-lai-huong-Dang-Le-Quan-Teresa-Teng/IW69IEW...

Chương 13

[Hâm mộ là một chuyện rất huyền diệu, nếu tình cảm đó cứ tiếp tục nhen nhóm về phía trước, nó có thể biến thành khâm phục, coi người ấy là tấm gương sáng; nếu tình cảm đó lùi dần về phía sau, nó có thể biến thành ghen ghét, coi người ấy là kẻ địch, tuy nhiên, không có ai là một thiên thần hoàn hảo, cũng không có ai hoàn toàn là ác quỷ, chính vì vậy, hâm mộ biến thành đố kỵ, thành ghen ghét, làm cho người ta giãy giụa giữa phía trước và phía sau.]

Nghỉ hè vui vẻ

Dù có không ít chuyện buồn, nhưng ở trong trí nhớ của tôi, kỳ nghỉ hè năm lớp 8 ấy vẫn là một kỳ nghỉ ấm áp và vui vẻ.

Mẹ Hiểu Phỉ không cho phép cậu ấy ra khỏi nhà, nhưng cực kỳ hoan nghênh tôi đến chơi, vì thế tôi thường xuyên đến nhà Hiểu Phỉ chơi vào buổi chiều, hai đứa lười nhác nằm trên sofa nhà Hiểu Phỉ xem TV, ăn đồ ăn vặt.

Chúng tôi tán gẫu chuyện tương lai, bàn xem sau này mình sẽ làm gì, cậu ấy không hứng thú với ý tưởng mở hiệu sách và quán thịt dê nướng của tôi, nhưng lại rất hứng thú nói: “Không sao, tớ sẽ lo kiếm tiền, cam đoan sau này cậu không phải chết đói.”

Cậu ấy sơn móng chân, móng tay cho tôi, cân nhắc xem sơn màu nhũ gì sẽ hợp với đôi dép của tôi nhất, tôi thì không cần mấy cái đó; cậu ấy lại chải đầu cho tôi, nghiên cứu mấy cuốn tạp chí trong nhà, xem những ngôi sao để kiểu tóc gì, rồi có thể thực hành ngay trên tóc tôi; thậm chí cậu ấy còn tặng chiếc váy đẹp nhất của mình cho tôi, cố gắng trang điểm cho tôi thật xinh đẹp, còn cậu ấy dường như đã bỏ hết tất cả nét nữ tính, giấu mình trong mái tóc ngắn ngủn như con trai.

Buổi sáng tôi thường ôn tập bài vở cùng Tiểu Ba, Tiểu Ba cực kỳ cố gắng, sáng nào cũng rời giường đúng sáu giờ, chăm chỉ học tiếng Anh.

Chúng tôi thường đến hồ sen nhân tạo của trường, anh ấy ngồi trong cái đình nhỏ, đón gió và ánh mặt trời để học tiếng Anh, tôi ngồi ở tảng đá gần hồ sen, vừa ngắm hoa sen, vừa dùng bút vẽ phác họa vẻ đẹp yêu kiều duyên dáng của chúng.

Khi vẽ mệt mỏi, tôi liền xem Tiểu Ba học, đôi lúc chán chán, tôi còn cố ý quấy rầy anh. Định lực của Tiểu Ba đúng là vô cùng mạnh mẽ, nếu anh ấy muốn hôm nay học thuộc bao nhiêu, thì nhất định phải học thuộc được bấy nhiêu, dù tôi ở bên cạnh làm gì, cũng không thể quấy rầy anh được. Tôi không phục, không tin anh thật sự ung dung dễ tính đến thế, lúc nào cũng nghĩ trăm phương ngàn kế chọc phá anh.

Dù tôi nói gì, anh cũng không để ý, tôi bắt đầu hát thật to. Từ những bài của Đặng Lệ Quân, học các chị hát trong quán karaoke, xoay trái xoay

phải trước mặt anh, nháy nh mắt, nũng nịu hát: “Đưa anh ra ngoài thôn nhỏ, có điều này cần phải nói rõ với anh, dù trăm hoa đã đua nở, nhưng anh đừng hái hoa dại ven đường, phải nhớ kỹ chuyện của em, nhớ kỹ tình yêu của em…” [1]

[1] Bài hát “Đừng hái hoa dại ven đường” của Đặng Lệ Quân.

www.youtube /watch?v=TgMg9XrgvMU&feature=player_embedded

Không phản ứng à?

Tôi nhảy lên cái lan can gỗ trước mặt Tiểu Ba, làm như đang đứng trên sân khấu, cuộc một tờ giấy lại, làm micro, cắn đầu lưỡi, hát nhái theo tiếng Quảng Đông, lúc thì cúi đầu trầm tư, lúc lại nhìn xung quanh, làm ra vẻ vô cùng đau đớn, vô cùng ai oán, “Người đã say giấc đêm đã chìm sâu, thời khắc này đây chúng ta thật quá gần gũi, suy nghĩ của em dường như đang xao động, mâu thuẫn cứ lớn dần trong em, trái tim em từng bị tan vỡ, em lại dễ dãi để anh len lỏi vào cuộc đời mình…” [2]

[2] Bài hát “Người con gái dễ bị tổn thương”, ca sĩ Vương Phi hát bằng tiếng Quảng Đông nên bạn Kì Kì nhái theo. Bài hát này có trong album “Người con gái dễ bị tổn thương”, tên khác “Người tình mùa đông” của Vương Phi, năm 1992.

www.youtube /watch?v=-GS720QoYGw&feature=player_embedded

Tiếng phổ thông:

www.youtube /watch?v=cxFe2eZziUU&feature=related

Vẫn không có phản ứng hử

Tôi nhảy xuống lan can, đi vòng quanh người Tiểu Ba, vừa đi vừa hát khí thế ngất trời: ” Đứng lên! Những người không muốn làm nô lệ! Với máu thịt chúng ta, hãy cùng nhau xây dựng Trường Thành mới!…” [3]

[3] Bài quốc ca Trung Quốc.

www.youtube /watch?v=ODT4ATkKjTc&feature=player_embedded

Tiểu Ba cầm sách giáo khoa tiếng Anh, ánh mắt nhìn vào hư không, vẫn không có chút phản ứng nào, bên ngoài đình có đủ thứ tiếng, có một người bị ngã ngồi xuống đất, ngay sau đó truyền đến một trận cười vang.

Trường đang trong kỳ nghỉ, bây giờ mới bảy giờ sáng, tôi cho rằng bên cạnh hồ chỉ có mình và Tiểu Ba, nên cũng không phải cố kỵ điều gì, thoải mái bộc lộ bản chất. Thật không ngờ Trần Kính đang ngồi ở bụi hoa bên kia vẽ tranh, chắc đã nhìn đủ trò nực cười tôi vừa làm, mặt cậu ấy vừa kinh ngạc vừa khiếp sợ, làm nghiêng cả giá vẽ, vì cứu tranh mà người bị ngã đau.

Tôi vô cùng xấu hổ, thật muốn tìm cái lỗ nứt nào để chui xuống, nhưng, tôi là ai nào? Đã sớm bị thầy chậu châu báu huấn luyện rồi, da mặt cực kỳ dày. Không có gì phải xấu hổi hết, mà tôi còn lớn tiếng dọa người, đi đến chỗ đó giáo huấn Trần Kính, “Sao cậu lại trốn ở đây nhìn lén hả?”

“Sáu giờ tớ đã đến đây rồi, còn đến trước cậu đấy, nếu coi là nhìn lén thì chính cậu mới là đứa nhìn lén, đúng không?” Trần Kinh đứng lên, nâng bản vẽ, vẫn đang cười cười, bản vẽ đã bị dính bẩn sương ở ven hồ sen, dù cậu ấy mới phác họa thôi, nhưng còn sinh động hơn bức tranh màu mè của tôi nhiều.

Tôi nhìn chằm chằm vào bức tranh đó, không khỏi cảm thán, thiên tài đúng là thiên tài, ngay cả vẽ tranh cũng thắng người ta một bậc.

Khi cậu nhặt bút vẽ, tôi mới phát hiện dưới chân mình có một chiếc bút vẽ, nó đã bị tôi giẫm vỡ. Cậu cười nói: “Không sao, tớ có nhiều lắm.”

Tôi trừng mắt liếc cậu ấy một cái rồi xoay người bước đi.

Đi vào đình, thấy Tiểu Ba vẫn ung dung, yên lặng ngâm nga bài tiếng Anh, ngay cả tư thế cũng chưa thay đổi một xíu, còn sách thì đã dở sang trang khác.

Tôi thật phục anh ấy, thất bại ngồi lại trên tảng đá, cầm lấy bút vẽ, ngẩn người nhìn chằm chằm vào những bông sen trong hồ nước.

Mãi đến khi Tiểu Ba hoàn thành mục tiêu học tập của hôm ấy, anh mới bảo tôi đi.

Sau đó, chúng tôi thường gặp Trần Kính gần hồ sen, cậu đã học vẽ tranh, chẳng qua vẫn đang luyện phác họa tĩnh vật. Tôi không nói chuyện với cậu ấy, cậu ấy cũng không quan tâm đến chúng tôi, mỗi người ngồi một góc riêng, làm việc của mình.

Một hôm, cậu nhìn Tiểu Ba một lúc lâu, đột nhiên đi đến gần Tiểu Ba, nói: “Học tiếng Anh không phải học như anh, tiếng Anh là một môn ngôn ngữ, công dụng chính của nó là nói, cả ngày anh chỉ im lặng học thuộc thế này, vừa tốn thời gian lại vừa kém hiệu quả. Anh phải đọc to lên, không cần cố gắng ép mình học hết, chỉ cần đọc đi đọc lại, lấy mục đích là đọc lanh lảnh để thuộc lòng là chính, lâu dần, anh tự nhiên có thể nảy sinh cảm giác ngôn ngữ, có được cảm giác ngôn ngữ đó, khi anh làm bài tập, nhiều khi hoàn toàn không cần để ý ngữ pháp, chỉ cần đọc qua, đầu lưỡi anh có thể tự nói ra đáp án chính xác.”

Tiểu Ba vội nói: “Cảm ơn em.”

Trần kính nhàn nhạt nói: “Không cần cảm ơn. Người Trung Quốc mới học nói tiếng Anh có thể thấy buồn cười, không cần ngại, cũng không cần quan tâm người ta nghĩ mình thế nào, mình cứ đọc to lên thôi.” Nói xong, cậu cầm bản vẽ trở về.

Tiểu Ba lập tức nghe theo lời khuyên bổ ích của Trần Kính, bắt đầu đọc chầm chậm bài tiếng Anh, quả nhiên có chút buồn cười, tôi bật cười ha ha, công phu không coi ai ra gì của Tiểu Ba cũng thật lợi hại, anh vẫn cứ đọc bài của mình, mặc kệ người khác cười thế nào.

Đến khi anh đọc mệt rồi, chúng tôi mới ra về, Tiểu Ba nói: “Không ngờ thần đồng lại nhàn hạ thoải mái như vậy, thường nghe nói thần đồng phải đọc sách máy móc lắm.”

Tôi nói: “Cậu ấy học vẽ tranh khẳng định không phải vì hứng thú nhất thời, chắc chắn có tính toán gì đấy ình. Thật ra cậu ấy cũng rất khôn ngoan, anh đừngvẻ ngoài của cậu ấy lừa, lúc còn nhỏ em từng ngồi cùng bàn với cậu ấy, bị cậu ấy trêu chọc không ít đâu.”

Tiểu Ba cười, “Là một người rất thú vị.”

Tôi cũng cười, “Là người không ở cùng một thế giới với chúng ta.”

~~Học cùng lớp với Quan Hà

Kỳ nghỉ hè đã kết thúc, một năm học mới lại bắt đầu.

Vì Hiểu Phỉ không thi cuối kỳ, nên trường quyết định lấy thành tích trung bình hai năm của cậu ấy làm tiêu chuẩn đánh giá. Cậu ấy được phân vào lớp 9-2, một lớp trọng điểm; Trương Tuấn được phân vào lớp 9-7, lớp kém; tôi được phân vào lớp 9-4, đứng đầu lớp, người đứng thứ hai là Quan Hà.

Khi đi báo danh, nhìn thấy thứ tự và tên mình trên bảng thành tích đó, tôi thật không dám tin, tôi đứng trước Quan Hà ư? Trường có nhầm không vậy? Tôi đứng trước Quan Hà!

Tôi mơ màng bước vào lớp học, ngồi xuống góc cuối lớp.

Khi Quan Hà đi vào lớp, trong lớp đã kín hơn nửa chỗ, có vài bạn chào hỏi cô ấy, rủ cô ấy ngồi cùng mình, rất nhiều nam sinh nhìn chằm chằm cô ấy. Tôi nhàn nhã nghĩ, cô ấy vẫn được hoan nghênh như trước.

Tầm mắt Quan Hà đảo quanh một vòng trong lớp, mỉm cười xin miễn lời mời của mọi người, lập tức đi đến bên cạnh tôi, “Có ai ngồi đây nữa không?”

Tôi lắc đầu, cô ấy ngồi xuống, “Hi, lâu rồi không gặp cậu.”

Tôi giật giật khóe miệng, tạm coi là một nụ cười, “Ừ.” Đối với cậu, rất rất lâu rồi không gặp tớ, còn đối với tớ, tớ luôn luôn để ý tới cậu.

Không lâu s

au, chủ nhiệm lớp bước vào, là một cô giáo dạy toán mới được điều về trường tôi, nghe nói cô rất có kinh nghiệm giảng dạy. Sau khi vào lớp, đầu tiên cô tự giới thiệu: “Cô họ Ngô, trong năm học này, chúng ta sẽ cùng nhau vượt qua, cô và các em sẽ cùng cố gắng để tất cả các em đều thi đỗ vào trường trung học trọng điểm.” Ngay sau đó liền hỏi: “Bạn nào là La Kì Kì?”

Ánh mắt cô nhiệt tình tìm kiếm quanh lớp, các bạn trong lớp cũng tò mò nhìn quanh. Một lát sau, tôi mới tâm không cam tình không nguyện giơ tay lên, cô hơi ngạc nhiên vì thấy tôi ngồi ở góc cuối lớp, nhưng vẫn nhiệt tình cười với tôi, lại hỏi: “Ai là Quan Hà?”

“Là em ạ.” Quan Hà mỉm cười đứng lên.

Cô giáo Ngô càng kinh ngạc hơn, bạn đứng thứ hai trong lớp cũng rúc mình nơi xó lớp? Lại còn ngồi cùng bàn với người đứng nhất lớp? Thật ngoài hiểu biết của cô về những học sinh giỏi, cô cười gật đầu, “Ngồi đi!”

Quan Hà ngồi xuống, cô giáo Ngô nhìn hai đứa tôi, nói: “Trong năm học này, cô sẽ cố gắng hết sức, cô cũng hy vọng hai em có thể cùng cố gắng với cô, sáng tạo phong cách học tập hiệu quả nhất, giúp các bạn trong lớp cùng tiến bộ.”

Quan Hà mỉm cười gật đầu, tôi cúi đầu, ngẩn người nhìn chằm chằm cái bàn, tôi đã quen làm một học sinh bình thường, kém cỏi rồi, thật sự không quen được giáo viên chút ý như thế này.

Cô Ngô nói: “Cô muốn làm quen với các em một chút chúng ta làm tổng vệ sinh, tổng vệ sinh xong sẽ sếp chỗ ngồi, nếu bạn nào có nhu cầu đặc biệt, có thể nói với cô. La Kì Kì, em phụ trách nhóm bạn quét rác, Quan Hà, em phụ trách nhóm bạn lau kính.”

Tôi nhíu mày, trước khi cô giáo này nhận lớp, có hỏi thăm tôi là học trò như thế nào không? Chưa gì đã dựa vào thành tích để luận rồi.

Cô cầm tờ danh sách lớp trong tay, điểm danh từng bạn một, đại khái chỉ làm quen với chúng tôi một lúc, rồi cô liền rời đi, để lại cho chúng tôi một phòng học không được quét dọn gì suốt một kỳ nghỉ.

Các bạn trong lớp đều nhìn tôi và Quan Hà, tôi đứng lên, mở cửa sau, mặt không hề thay đổi, đi ra khỏi phòng học, các bạn thích quét tước thế nào thì cứ quét tước thế ấy đi, chẳng liên quan gì đến tôi hết.

Các lớp 9 đều ở tầng ba, lớp 9-1, 9-2 và 9-3 đều ở cùng một hành lang, nếu cứ đi theo hành lang tầng ba thì sẽ đi qua văn phòng giáo viên ở giữa, tôi không muốn đụng phải cô giáo Ngô, nên đi theo hướng khác xuống tầng, vòng vèo qua hành lang tầng hai một chút.

Còn chưa đi tới lớp 9-7, đã chợt nghe thấy tiếng Trương Tuấn nói chuyện, nhìn qua cửa sổ, tôi thấy cậu đứng trên bục giảng, vẻ mặt bất đắc sĩ. Biểu tình của những bạn học sinh ngồi dưới hoàn toàn khác với 9-4 của tôi vừa rồi, đây là lớp kém hơn, một nhóm học khá khá ngồi cùng nhau, một nhóm học kém ngồi cùng nhau, tạo nên sự khác biệt cấp bậc vô cùng lớn!

Những học sinh nghịch ngợm và kiêu ngạo nhất khối tôi đều được phân vào lớp 9-7 này, rất có cảm giác thổ phỉ tranh rừng đoạt biển. Tôi nghi trường cố ý sắp xếp như vậy, như lớp 9-6 là lớp giỏi nhất trong những lớp giỏi, lớp 9-7 là lớp kém nhất trong những lớp kém, có lẽ nhà trường đã tính không hy vọng gì nhiều ở lớp này, nên để cả một đám ngỗ ngược vào đây để họ cùng kéo nhau xuống.

Trương Tuấn học lớp 9-7, được coi là một học sinh khá trong đám nghịch ngợm ấy, xem dáng vẻ này, cậu đã bị giáo viên giao trọng trách làm lớp trưởng rồi, tôi không nhịn được cười, giáo viên lớp này cũng may mắn đấy, dùng mông nhìn người! Chọn một cậu nam sinh “ngoan ngoãn” đi quản lý một đống ngỗ nghịch này, chỉ sợ cuối cùng ngoan ngoãn cũng biến thành ngỗ nghịch. Dù Trương Tuấn ở trong trường luôn ủ rũ, không náo loạn hay giở trò gì, dựa vào thái độ hời hợt và những chuyện xấu để nổi tiếng, chứ không dựa vào mấy chuyện hút thuốc, uống rượu, đánh nhau để nổi tiếng, nhưng nếu cậu ấy muốn, thì quản lý mấy tên côn đồ cũng không phải chuyện khó.

Khi tôi nhìn thấy Trương Tuấn, tất nhiên cậu cũng thấy tôi, có lẽ ý cười trên khóe miệng tôi đã làm cậu bất ngờ, cậu đang nói mà bỗng dừng lại, giống như quên mất câu từ, đám học sinh phía dưới lập tức cười vang, chế nhạo cậu, thậm chí mấy tên còn đập bàn đập ghế.

Trương Tuấn lại rất bình tĩnh, chỉ mỉm cười nhìn bọn họ, nhẫn nại chờ họ gõ đập đến mệt, cậu mới nói, nhưng cô giáo chủ nhiệm lớp này lại không chịu nổi, không ngừng kêu to: “Yên tĩnh, yên tĩnh!” Câu “yên tĩnh” của cô bị lấn áp bởi những tiếng cười nhạo.

Tôi cười đi xuống tầng, từ tầng hai vòng sang một cầu thang khác để đi lên tầng ba. Lớp 9-1 đang tụ tập, thầy chậu châu báu đang nói, học sinh bên dưới đương nhiên không thể so sánh với lớp giỏi, nhưng cũng khá ngoan, xem ra trường vẫn còn coi trọng thầy ấy, để thầy dẫn dắt một lớp sắp tốt nghiệp ra trường, cũng coi như một đợt tập luyện.

Lớp 9-2 và lớp 9-3 đều đang quét dọn vệ sinh, Lâm Lam và Hiểu Phỉ đứng trên ghế lau kính, tôi đi đến đó, đứng trước mặt hai người, Hiểu Phỉ lập tức hỏi: “Sao cậu lại tới đây? Lớp cậu không cần lau dọn gì à?”

Lâm Lam cười: “Chắc cậu ấy lại trốn rồi, bây giờ lá gan cậu ấy càng lúc càng lớn, giáo viên chủ nhiệm lớp 9-4 cho rằng mình nhặt được một kho báu, thật không ngờ mình lại vớ phải một tai họa.”

Tôi hỏi: “Lớp trưởng lớp cậu là là ai?

“Thẩm Viễn Tư.”

“Em gái của Thẩm Viễn Triết à?” Tôi yên lòng, trước đây Thẩm Viễn Tư từng học lớp 8-2 cùng Hiểu Phỉ, quan hệ của hai người cũng không tệ, những ngày sau này của Hiểu Phỉ, chắc sẽ không có sóng gió gì.

Hiểu Phỉ nói: “Đúng là cậu ấy đấy, hai anh em cậu ấy đều làm lớp trưởng, thú vị nhỉ.”

Lâm Lam nói: “Hai anh em họ đều học tập giỏi, khả năng ứng xử cũng tốt, lại còn có vẻ ngoài đẹp nữa, sau này dù làm gì cũng có đôi có cặp, nhìn họ, đột nhiên cảm thấy con một như chúng ta thật đáng thương.”

Hiểu Phỉ dùng sức gật đầu, tỏ vẻ đồng ý. Tôi không hé răng, tôi thì tình nguyện nhà mình chỉ có một con.

Tôi đứng cạnh nói chuyện phiếm với Hiểu Phỉ và Lâm Lam, thấy họ đã lau xong cửa kính, tôi mới đi lại đường cũ, xuống tầng hai rồi vòng lên lớp mình, lớp học đã sáng sủa hẳn lên, ánh mắt mọi người trong lớp nhìn tôi rất đặc biệt, tôi hoàn toàn không để ý, độ dày của da mặt tôi đã là số một rồi, còn lâu họ mới xuyên thủng được.

Đang tìm chỗ ngồi thì Quan Hà gọi tôi, không ngờ cô ấy cố ý dành chỗ cạnh mình cho tôi, những chỗ khác đều có bạn ngồi rồi, tôi chỉ có thể yên lặng ngồi cạnh cô ấy.

Cô giáo Ngô bước vào lớp, bắt đầu tuyên bố danh sách cán bộ lớp, lớp trưởng là một nam sinh mới chuyển từ Tây An đến, tên là Lí Sam, cô Ngô giới thiệu, trước đây cậu đã từng làm lớp trưởng, có kinh nghiệm quản lý lớp, Quan Hà là cán bộ học tập, kiêm đại diện về ngữ văn của lớp, tôi được làm đại diện về môn toán, thật đúng là một khóa đại biểu, những người làm đại biểu thế này thường có rất nhiều quyền lợi đặc biệt.

Đây làc quan” đầu tiên trong cuộc đời của tôi. Hồi còn nhỏ, tôi đã từng vô cùng khát khao nó, nhưng bây giờ, lại chỉ cảm thấy bất đắc dĩ, tôi cũng đã hiểu tâm tình của Trương Tuấn khi bị làm lớp trưởng.

Cô Ngô sếp lại chỗ ngồi, tôi và Quan Hà vẫn ngồi cùng bàn, bị chuyển đến vị trí giữa lớp, Lời của cô ấy có rất nhiều hàm ý: “Hy vọng hai em sẽ giúp đỡ nhau, cùng nhau tiến bộ, làm tấm gương cho các bạn trong lớp, tạo nên phong cách học tập tốt cho lớp ta.”

Cứ như vậy, bức màn năm cuối cấp của tôi được kéo ra. Người ngồi cạnh tôi là người tôi ngưỡng mộ, là người tôi ghen tị, là người trong lòng của người trong lòng tôi, là người từng giây từng phút nhắc nhở tôi, mình không hề tài giỏi gì.

~~ Tiếng hát vui vẻ

Vẫn là vậy, khí chất và phong độ của Quan Hà rất nhanh đã chinh phục tất cả các bạn trong lớp, làm cả lớp đồng tâm học tập, lớp trưởng Lí Sam của lớp tôi cũng không phụ sự kỳ vọng của cô giáo Ngô, cậu học giỏi, ôn hòa và hào phóng với mọi người, rất nhanh đã có được sự tin cậy của các bạn, cậu và Quan Hà, một cương một nhu, quản lý lớp tôi rất chu đáo, có tổ chức.

Lớp vô cùng hài hòa, điểm duy nhất không hài hòa chính là tôi.

Cứ hai tuần trường tôi lại tổ chức cuộc thi “viết báo trên bảng đen” một lần, những lớp xuất sắc sẽ được cộng thêm điểm, nghe nói nó sẽ ảnh hưởng đến thành tích của lớp, đặc biệt ảnh hưởng đến tiền thưởng của giáo viên chủ nhiệm, vì vậy giáo viên chủ nhiệm và ban cán bộ lớp đều rất quan tâm đến cuộc thi này.

Lí Sam nghe nói tôi biết, nên mời tôi góp sức cho cuộc thi viết báo này, tôi không nghĩ ngợi nhiều liền từ chối ngay. Từ nhỏ đến lớn, tinh thần tôi khuyết thiếu nhất chính là tinh thần tập thể.

Quan Hà lại mời tôi một lần nữa, tôi nói: “Tớ chỉ học được hơn một năm thôi, còn chưa đủ khả năng.”


Phan_1
Phan_2
Phan_3
Phan_4
Phan_5
Phan_6
Phan_7
Phan_8
Phan_9
Phan_10
Phan_11
Phan_12
Phan_13
Phan_14
Phan_15
Phan_16
Phan_17
Phan_18
Phan_19
Phan_20
Phan_22
Phan_23
Phan_24
Phan_25
Phan_26
Phan_27
Phan_28
Phan_29
Phan_30 tap 2
Phan_31
Phan_32
Phan_33
Phan_34
Phan_35
Phan_36
Phan_37
Phan_38
Phan_39
Phan_40
Phan_41
Phan_42
Phan_43
Phan_44
Phan_45
Phan_46
Phan_47
Phan_48
Phan_49
Phan_50
Phan_51
Phan_52
Phan_53
Phan_54
Phan_55
Phan_56
Phan_57
Phan_58 end
Phan_gioi_thieu
Nếu muốn nhận thông tin bài viết mới của trang thì like ở dưới hoặc truy cập trực tiếp CLICK

TRANG CHỦ
Truyện Teen   Ngôn Tình   Đam Mỹ   Bách Hợp   Mẹo Hay   Trà Sữa   Truyện Tranh   Room Chat   Ảnh Comment   Gà Cảnh   Hình Nền   Thủ Thuật Facebook  
Facebook  Tiện Ích  Xổ Số  Yahoo  Gmail  Dịch  Tải Opera  Đọc Báo 

Lưu địa chỉ wap để tiện truy cập lần sau. Từ khóa tìm kiếm: chatthugian

C-STAT .
Snack's 1967